Trong 6625 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên trong ba nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng, phân tích gộp này sử dụng dữ liệu của 5496 trường hợp được phân ngẫu nhiên vào nhóm sửdụng thuốc kết hợpP3.5/A.5 hoặc thuốc đơn trị liệu ức chế RAS và có đánh giá huyết áp tâm thu tại thời điểm ban đầu và sau 1 tháng, theo nguyên tắc có chủ ý (intention-to-treat). Trong số đó, 2729 bệnh nhân điều trị bằng thuốc kết hợp P3.5/A.5 và 2767 điều trị bằng thuốc đơn trị liệu ức chế hệ RAS. Các đặc điểm ban đầu của hai nhóm là tương tự nhau (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu |
|||
|
P3.5/A2.5 (N=2729) |
Đơn trị liệu Thuốc ức chế RAS (N=2767) |
Chung (N=5496) |
Tuổi |
59,4 ± 10,9 |
59,1 ± 11,1 |
59,2 ± 11,1 |
< 65 tuổi |
1780 (65,2) |
1835 (66,3) |
3615 (65,8) |
≥ 65 tuổi |
949 (34,8) |
932 (33,7) |
1881 (34,2) |
Giới |
|
|
|
Nam |
1125 (41,2) |
1152 (41,6) |
2277 (41,4) |
Nữ |
1604 (58,8) |
1615 (58,4) |
3219 (58,6) |
BMI (kg/m2) |
28,5 ± 4,2 |
28,6 ± 4,4 |
28,5 ± 4,3 |
Chủng tộc |
|
|
|
Da trắng |
2501 (91,6) |
2518 (91,0) |
5019 (91,3) |
Châu Á |
72 (2,6) |
83 (3,0) |
155 (2,8) |
Da đen |
72 (2,6) |
81 (2,9) |
153 (2,8) |
Khác |
84 (3,1) |
85 (3,1) |
169 (3,1) |
Đái tháo đường týp 1 |
321 (12,9) |
344 (13,7) |
665 (13,3) |
Mức độ tăng huyết áp |
|
|
|
Độ 1 |
823 (30,2) |
857 (31,0) |
1680 (30,6) |
Độ 2 |
1706 (62,5) |
1731 (62,6) |
3437 (62,5) |
Độ 3 |
200 (7,3) |
179 (6,5) |
379 (6,9) |
Thời gian tăng huyết áp |
61,4 ± 79,4 |
60,3 ± 81,3 |
60,9 ± 80,3 |
HATT/ HATTr (mmHg) |
163,5 ± 10,2/ 95 ± 8,6 |
163,1 ± 10,2/ 95 ± 8,6 |
163,3 ± 10,2/ 95 ± 8,6 |
Dữ liệu thể hiện ở dạng Trung bình + phương sai hoặc n (%). Phân độ tha: độ 1: HATT/HATTr 140-159 và hoặc 90-99 mmHg, độ : HATT/HATTr 160-179 và hoặc 100-109 mmHg, độ 3: HATT/HATTr ≥180 và hoặc ≥110 mmHg. |
Sau 1 tháng điều trị, mức huyết áp giảm có ý nghĩa ở nhóm điều trị bằng thuốc kết hợp P3.5/A.5 so với nhóm đơn trị liệu thuốc ức chế RAS trong mỗi nghiên cứu (Bảng 3).
Bảng 3. Trung bình giá trị huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương thay đổi sau 1 tháng điều trị ở nhóm P3.5/A.5 so với nhóm đơn trị liệu thuốc ức chế RAS trong mỗi nghiên cứu |
|||
|
Trung bình độ lệch chuẩn – Thay đổi huyết áp từ thời điểm ban đầu, mmHg |
pa |
|
P3.5/A.5 |
P5 |
||
Huyết áp tâm thu |
-20,3 ± 12,7 |
– 16,9 ± 13,8 |
0,009 |
Huyết áp tâm trương |
– 11,9 ± 8,4 |
– 10,2 ± 8,6 |
0,018 |
|
P3.5/A.5 |
Irb |
pa |
Huyết áp tâm thu |
-14,1 ± 12,8 |
– 12,7 ± 13,9 |
0,003 |
Huyết áp tâm trương |
– 5,8 ± 7,1 |
– 5,2 ± 7,6 |
0,008 |
|
P3.5/A2.5 |
Val |
pa |
Huyết áp tâm thu |
– 18,0 ± 15,0 |
– 14,6 ± 15,7 |
<0,001 |
Huyết áp tâm trương |
– 13,0 ± 9,6 |
– 11,2 ± 9,8 |
<0,001 |
Irb: Irbesartan; P3.5/A2.5: Perindopril 3.5 mg/Amlodipine 2.5 mg; P5: Perindopril 5 mg; Val: Valsartan. a: p tính theo mô hình tuyến tính tổng quát hóa (Generalized Linear Model) điều chỉnh theo thời điểm ban đầu, trung tâm hoặc quốc gia cũng như với P3.5/A.5 so với Irb, tuổi và đái tháo đường. |
Hình 1 thể hiện sự khác biệt về điều trị trong mỗi nghiên cứu. Nói chung, so với đơn trị liệu thuốc ức chế RAS, điều trị bằng P3.5/A.5 làm giảm có ý nghĩa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sau 1 tháng. Thay đổi trị số huyết áp sau 1 tháng so với thời điểm ban đầu là: huyết áp tâm thu -2,36 mHg (95%KTC -3,83 đến – 0,89, p= 0,002); huyết áp tâm trương -1,25 mHg (95%KTC -2,12 đến – 0,38, p= 0,005) (Hình 1). Tính không đồng nhất về mức độ ảnh hưởng trong hai nhóm điều trị đối với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là có ý nghĩa (lần lượt I2 = 67 và 68%). Phân tích về độ nhạy cũng cho kết quả tương tự (Không có dữ liệu kèm theo).
Hình 1. Khác biệt về điều trị giữa Perindopril 3.5 mg/Amlordipine 2.5 mg so với thuốc ức chế hệ RAS đơn trị liệu, phân tích gộp với các dữ liệu tại tháng thứ 1.
Tỉ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ thường gặp và biến cố nghiêm trọng trong 1 tháng điều trị giữa hai nhóm là tương tự nhau (Bảng 4). Tỉ lệ bệnh nhân bị ho, một tác dụng phụ đãđược biết của Perindopril, cao hơn ở nhóm điều trị với P3.5/A.5 so với nhóm đơn trị liệu thuốc ức chế hệ RAS (4,5 so với 1,0%, p < 0,001). So với P3.5/A.5, tỉ lệ bệnh nhân bị đau đầu và tiêu chảy cao hơn ở nhóm thuốc ức chế RAS đơn trị liệu (lần lượt là 2,1 so với 3,1%, p= 0,040 và 0,3 so với 0,8%, p=0,011). Biến cố nghiêm trọng chỉ gặp ở một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân ở cả hai nhóm điều trị bằng P3.5/A.5 và thuốc ức chế RAS đơn trị liệu (0,8 so với 1,2%, p=0,081). Các biến cố nghiêm trọng thường không vượt quá0,03% ở bất cứ dưới nhómcóbiến cố nghiêm trọng nào. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về biến cố nghiêm trọng giữa hai nhóm điều trị khi đánh giá bất cứ hệ cơ quan nào, trừ hệ thần kinh với tỉ lệ thấp hơn ở nhóm P3.5/A.5 (p=0,008). Không có ca tử vong nào.
Bảng 4. Tác dụng phụ thường gặp và biến cố nghiêm trọng khi sử dụng Perindopril 3.5 mg/Amlordipin 2.5 mg kết hợp và thuốc ức chế hệ RAS đơn trị liệu trong 1 tháng điều trị |
|||
|
P3.5/A.5 N=2753 |
Thuốc ức chế hệ RAS đơn trị liệu N = 2808 |
pa |
Tác dụng phụ thường gặp, n (%) |
781 (28,1) |
793 (28,2) |
0,929 |
Phù ngoại biên |
58 (2,1) |
45 (1,6) |
0,165 |
Huyết áp thấp |
1 (-) |
3 (0,1) |
0,625 |
Đau đầu |
57 (2,1) |
83 (3,0) |
0,040 |
Ho |
124 (4,5) |
29 (1,0) |
<0,001 |
Tiêu chảy |
8 (0,3) |
23 (0,8) |
0,011 |
Biến cố nghiêm trọng thường gặp, n (%) |
21 (0,8) |
35 (1,2) |
0,081 |
n: số bệnh nhân có ít nhất 1 biến cố; P3.5/A.5: Perindopril 3.5 mg/Amlordipin 2.5 mg, a: Kiểm định Fisher’s exact 2 đuôi. |
Tómlại, kết quả từphân tích gộp 3 nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng cho thấy, sau 1 tháng điều trị, P3.5/A.5 giảm huyết áp tốt hơn đơn trị liệu thuốc ức chế hệ RAS, với cùng mức độ dung nạp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Lợi ích này không chỉ thấy ở các bệnh nhân THA nhẹđến vừa và chưa có biến chứng[35], mà cả ở những trường hợp THA nguy cơ cao[36, 37].
Một phân tích gộpđược tiến hành trước đótrên 68 nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng đã chứng minh việc giảm hiệu quả trị số huyết áp sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết cục nặng của bệnh nhân THA ở mọi mức độ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy điều trị hạ áp ở bệnh nhân THA độ 1 và giảm được huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương xuống dưới 140/90 mmHg sẽ làm giảm có ý nghĩa nguy cơ đột quỵ, biến cố mạch vành và tử vong[40, 41]. Gradman và cộng sự [27] nhấn mạnh rằng việc nhanh chóng đạt được mục tiêu điều trị huyết áp là chìa khóa để giảm các biến cố tim mạch. Do đó, việc thuốc phối hợp P3.5/A.5 có thể giảm huyết áp trong 1 tháng điều trị có lợi ích dài hạn đối với vấn đề giảm nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu khác để tìm hiểu xem liệu giảm huyết áp bằng P3.5/A.5 có tác động dài hạn lên các biến cố tim mạch hay không.
Hơn nữa, người ta cũng thấy rằng hạ được huyết áp sớm giúp cải thiện mức độ hài lòng cũng như tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Việc thiếu tuân thủ điều trị lâu dài là một thách thức thường thấy đối với các bác sĩ, trong đó có đến một nửa bệnh nhân dừng điều trị sau 1 năm đầu tiên[42-44]. Do đó, việc lựa chọn thuốc hạ áp đầu tay vừa hiệu quả cao vừa dung nạp tốt sẽ có tác động tích cực lên vấn đề tuân thủ điều trị[23, 45, 46].
Nói chung, P3.5/A.5 được dung nạp tốt. Đây là một yếu tố gắn liền với tính an toàn của các thành phần trong thuốc. Do đó, có thể hi vọng các liều lượng của viên kết hợp P3.5/A.5 có thể là tối ưu trong điều trị THA ban đầu.
Tóm lại, phân tích này cho thấy viên thuốc kết hợp mới P3.5/A.5 là thích hợp để điều trị đầu tay ở những bệnh nhân THA, so với đơn trị liệu thuốc ức chế RAS. Giảm huyết áp trong 1 tháng điều trị sẽ giúp cải thiện mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân, và từ đó có thể mang lại những lợi ích thêm dài hạn bao gồm cả giảm biến cố tim mạch.
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Performance diagnostique de l’interféron gamma dans l’identification de l’origine tuberculeuse des pleurésies exsudatives
A Mixed Phenotype of Airway Wall Thickening and Emphysema Is Associated with Dyspnea and Hospitalization for Chronic Obstructive Pulmonary Disease.
Radiological Approach to Asthma and COPD-The Role of Computed Tomography.
Significant annual cost savings found with UrgoStart in UK and Germany
Thrombolex announces 510(k) clearance of Bashir catheter systems for thromboembolic disorders
Phone: (028) 3981 2678
Mobile: 0903 839 878 - 0909 384 389